1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn in_su_lin(ISL) của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao, trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân bị tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương,…
Thông qua quá trình làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ glucose trong máu, phân ra làm 3 loại: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường:
Để biết được nguyên nhân, mời các bạn tìm hiểu quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen).
Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.
Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone (ISL) (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của (ISL) cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất (ISL).
Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.
2.1. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất (ISL) của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có (ISL). Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
2.2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường
Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của (ISL) và tuyến tụy không thể tạo đủ (ISL) để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.
Yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.
2.3. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng (ISL) tốt hơn.
Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ (ISL) để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ (ISL). Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
2.3. Một số nguyên nhân khác
2.3.1. Yếu tố di truyền: Bệnh tiểu đường có liên quan đến gen di truyền. Bởi vậy, khi mẹ mang thai cần phải tiêm vắc xin phòng chống bệnh.
2.3.2. Ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học, dư thừa tinh bột, chất béo khiến tuyến tụy phải làm việc hết công suất gây ra bệnh tiểu đường do quá trình chuyển hóa đường glucose thành năng lượng bị ảnh hưởng.
2.3.3. Lười vận động: Khi cơ thể nạp quá nhiều dinh dưỡng sẽ khiến tuyến tụy thận sản xuất nhiều (ISL) hơn, nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Làm việc quá tải trong thời gian dài sẽ khiến tuyến tụy bị suy yếu, mất dần khả năng sản xuất (ISL).
2.3.4. Nguyên nhân bệnh tiểu đường do hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
3. Triệu chứng
3.1. Triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1
Bệnh tiểu đường loại 1 thường được chẩn đoán ở trẻ em và người trẻ tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Một đứa trẻ có thể gặp phải các triệu chứng khi bị tiểu đường như:
– Giảm cân không có kế hoạch: Nếu cơ thể bạn không thể lấy năng lượng từ thức ăn, nó sẽ bắt đầu đốt cháy cơ bắp và chất béo để lấy năng lượng. Bạn có thể giảm cân mặc dù bạn không thay đổi cách ăn.
– Buồn nôn và ói mửa: Khi cơ thể bạn dùng đến việc đốt cháy chất béo, nó sẽ tạo ra ketone. Chúng có thể tích tụ trong máu đến mức nguy hiểm, một tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng được gọi là nhiễm toan đái tháo đường, khi bị tình trạng này cần điều trị y tế ngay lập tức.
3.2. Triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2
Ở tiểu đường loại 2 bệnh nhân có thể không nhận thấy các triệu chứng đột ngột, nhưng các dấu hiệu cảnh báo được liệt kê ở trên có thể cảnh báo bạn về tình trạng tiềm ẩn. Bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường vì bạn đi khám bác sĩ. Nhìn chung, người bệnh có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Bệnh tiểu đường có thể phát triển trong nhiều năm và các dấu hiệu cảnh báo có thể rất khó chẩn đoán. Một số dấu hiệu như:
– Nhiễm trùng nấm men: Cả đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải những thứ này. Nấm men ăn glucose, vì vậy có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.
– Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương.Đau hoặc tê ở chân hoặc chân của bạn. Đây là một kết quả khác của tổn thương thần kinh.
3.2. Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
Lượng đường trong máu cao khi mang thai thường không có triệu chứng. Bạn có thể cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn.
4. Biến Chứng
Biến chứng bệnh tiểu đường có 2 nhóm chính là biến chứng cấp tính và mạn tính. Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột trong thời ngắn, rất dễ gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay người bệnh tiểu đường ít tử vong vì dạng biến chứng này mà chủ yếu tử vong vì các biến chứng mạn tính.Dưới đây là 7 biến chứng thường gặp nhất:
4.1. Biến chứng tim mạch
Người bệnh tiểu đường có thể bị biến chứng tim mạch ngay tại thời điểm chẩn đoán hoặc sau vài năm mắc bệnh. Đó có thể là bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim hay nguy hiểm hơn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 65% người tiểu đường tử vong vì biến chứng này.
Dấu hiệu nhận biết: Đau ngực, hồi hộp, mệt, khó thở khi gắng sức. Tuy nhiên khi có các đấu hiệu này, đa số bệnh đã nặng. Vì vậy, bạn nên chủ động thăm khám định kỳ, kiểm soát huyết áp, mỡ máu, cân nặng để phòng ngừa sớm biến chứng tim mạch.
4.2. Bệnh võng mạc đái tháo đường
Võng mạc cũng là cơ quan dễ bị biến chứng vì nơi đây tập trung rất nhiều mạch máu nhỏ cũng như dây thần kinh thị giác. Ban đầu, đường huyết cao có thể chỉ làm một số mạch máu bị xuất huyết. Nhưng nếu quá trình này tiếp diễn, có thể khiến võng mạc bị bong, rách gây mù lòa.
Dấu hiệu nhận biết: Nhìn mờ, cảm giác như có bức màn trước mắt. Đau nhức hốc mắt, hay bị chảy nước mắt. Có những đốm đen lởn vởn trước mắt.
4.3. Biến chứng thần kinh
Tỷ lệ mắc biến chứng này cao tương đương như biến chứng tim mạch, bao gồm:
– Biến chứng thần kinh ngoại biên: Dấu hiệu nhận biết là tê bì chân tay, cảm giác châm chích, nóng rát gan bàn chân, đau buốt về đêm, đau khi đi lại. Biến chứng này khiến người bệnh khó phát hiện được các vết thương, do đó gián tiếp tăng nguy cơ loét ở người tiểu đường.
– Biến chứng thần kinh tự chủ: Bạn có thể phát hiện biến chứng này qua các dấu hiệu: nhịp tim nhanh khi nghỉ, khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng hay bị choáng váng, hoa mắt (hạ huyết áp tư thế), đầy bụng khó tiêu, có những đợt táo bón và tiêu chảy xen kẽ, cảm giác nghẹn, nuốt khó, tăng hoặc giảm tiết mồ hôi, rối loạn cương…
4.4. Bệnh thận do đái tháo đường
Lượng đường trong máu cao gây tổn thương tới hàng triệu vi mạch (mạch máu nhỏ) tại thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận phải chạy thận nhân tạo hoặc thay thận.
Dấu hiệu nhận biết: Nước tiểu sủi bọt, có mùi hôi, phù chân, ngứa da, miệng có vị kim loại, buồn nôn, mệt mỏi hoa mắt…
4.5. Biến chứng bàn chân
Đây là hậu quả của nhiều biến chứng phối hợp ( nhiễm trùng, thần kinh và mạch máu). 3 biến chứng này tác động cùng lúc khiến vết thương ở người tiểu đường rất khó lành, dễ loét, hoại tử. Nhiều trường hợp chỉ vì 1 vết xước nhỏ nhưng cũng phải cắt một phần bàn chân để tránh nhiễm trùng lan rộng.
Dấu hiệu nhận biết: Vết thương lâu lành, có vết thâm đen bất thường trên bàn chân.
4.6. Bệnh về da
Nguyên nhân của biến chứng này là do da ít được nuôi dưỡng, cộng thêm rối loạn tiết mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn trên da phát triển. Biến chứng này không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết: da khô, bong tróc, ngứa ngáy, xuất hiện các nốt sần đỏ hoặc nâu (u hạt vàng, u mỡ) hoặc các gai sạm đen ở gáy, nách…(bệnh gai đen).
4.7. Hạ đường huyết
Xảy ra khi đường huyết xuống quá thấp. Nguyên nhân có thể là: quá liều thuốc hạ đường huyết; ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc; tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu…
Dấu hiệu nhận biết: Đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực. Khi này để xử trí nhanh, người bệnh cần nhanh chóng uống nước đường, ăn vài viên kẹo hay nửa ly nước ép trái cây.
5. Một số phương pháp điều trị
Có ba phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tiêu biểu. Liệu pháp ăn uống, liệu pháp vận động, điều trị bằng thuốc. Cả ba đều là phương pháp điều trị nhằm kiểm soát mức đường trong máu và giảm áp lực lên các mạch máu, có thể áp dụng tùy theo loại và triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
5.1. Ăn uống
Liệu pháp ăn uống là liệu pháp nhằm điều chỉnh lượng đường trong máu bằng thói quen ăn uống lành mạnh có cân bằng. Các điểm chung cần lưu ý được đưa ra là “ăn từ từ và nhai kỹ”, “ăn uống lành mạnh, điều độ vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối”, “không ăn vào đêm muộn hoặc trước khi đi ngủ”, “không ăn quá no, chỉ nên ăn vừa đủ no”, “Cố gắng cân bằng dinh dưỡng với nhận thức đầy đủ về khoáng chất và vitamin, đặc biệt là ba chất dinh dưỡng chính carbohydrate, protein và chất béo”.
Tuy nhiên, vì sự thèm ăn là một trong 3 ham muốn tuyệt vời của con người, ngay cả khi nhận thức điều đó trong đầu, đôi khi bệnh nhân vẫn bị rối loạn trong thói quen ăn uống như “muốn ăn đồ ăn có dầu mỡ!”, “muốn ăn đến no căng bụng”. Để giải quyết vấn đề này, đôi khi có thể thử tạo “ngày đặc biệt để ăn đồ bản thân thích”.
Dù bằng cách nào, do đây là “điều trị” bằng chế độ ăn uống nên vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ phụ trách.
5.2. Vận động
Liệu pháp vận động là một phương pháp điều trị thúc đẩy glucose trong máu được đưa vào tế bào để trở thành năng lượng và làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc vận động. Tuy nhiên, trong điều trị đái tháo đường, không phải loại vận động nào cũng tốt, nhưng nhìn chung thì tập thể dục nhịp điệu vừa phải với mức độ cảm thấy “hơi khó khăn…” và rèn luyện cơ bắp dường như hiệu quả hơn vận động nặng như thi đấu của vận động viên thể thao.
Ngoài ra, khi bệnh nhân bắt đầu tăng cường vận động nặng nhưng bỏ cuộc giữa chừng do cảm thấy khó hoặc làm tổn thương cơ thể thì việc tập tăng cường cũng không mang lại hiệu quả gì. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phụ trách trước và lập một chương trình tập luyện ổn định, hiệu quả và phù hợp với khả năng của bản thân.
5.3. Điều trị tiểu đường bằng Cây dây thìa canh
Mới đây, Tạp chí Quốc tế hàng đầu Châu Âu Phytochemistry đã công bố nghiên cứu lần đầu tiên tìm ra chín chất mới trong Dây thìa canh được trồng ở Việt NamNam có hiệu quả trong việc giảm đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường.
Mẫu nghiên cứu là dây thìa canh tại vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP- WHO trồng tại vùng Hải Hậu Nam Định. Công trình nghiên cứu là sự hợp tác của nhóm các nhà khoa học thuộc khoa Dược, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu gây ấn tượng khi phân lập được 9 hoạt chất saponin có tên là Gymnemosides ND1 – ND9 lần đầu tiên được tìm thấy từ thực vật, có tác dụng giúp hạ đường huyết.
Dây thìa canh là giải pháp tuyệt vời cho bệnh tiểu đường và cả những người mắc phải hội chứng chuyển hóa., chúng chính là bài thuốc hữu hiệu giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu. Cùng với đó là khả năng điều trị và làm giảm lượng đường huyết cao.
Trong một thử nghiệm lâm sàng, cụ thể là đối với các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Loài cây này đã được chứng minh là giúp cân bằng việc giải phóng (ISL). Thêm vào đó là việc giảm sự phụ thuộc vào liệu pháp (ISL) trong điều trị.
Việc sử dụng cây thìa canh thậm chí có thể giúp khôi phục sự bài tiết (ISL) từ các tế bào liên quan. Đặc biệt là khả năng làm tái sinh những tế bào này. Loại dược liệu này cũng có tác dụng đáng kể trong việc ngăn chặn sự hấp thụ glucose trong đường tiêu hóa của cơ thể.
Những bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc vào (ISL) có thể dùng dây thìa canh để điều trị. Chúng có thể giảm 50% liều lượng (ISL) và đồng thời làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Nhờ vậy có thể hỗ trợ điều trị các tình trạng như tăng đường huyết.
Kết hợp đông – tây y trong điều trị tiểu đường đang là xu hướng được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Theo các chuyên gia, khi dùng thuốc tây kết hợp đông y, sẽ giúp đường huyết hạ về ngưỡng an toàn nhanh hơn, từ đó giúp giảm nguy cơ biến chứng. Một số trường hợp người bệnh dùng kết hợp đông – tây y đã giúp giảm liều của thuốc tây, từ đó giảm các tác dụng phụ và giảm được ảnh hưởng xấu lên chức năng gan, thận của thuốc tây.
Trong trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 mà đang dùng thuốc tây, thì vẫn có thể kết hợp dùng chung với Dây thìa canh để tăng hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Vì là cây thuốc nam nên rất an toàn và không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
Sản phẩm:
.