Dây thìa canh được trồng ở đâu?
Dây thìa canh có có tên khoa học là Gymnema sylvestre, là loại cây dây leo, thân gỗ được sử dụng hơn 2000 năm nay tại Ấn Độ. Có mặt ở nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan… là một trong những cây thuôc quý đang được sử dụng điều trị bệnh tiểu đường, mỡ máu, ổn định huyết áp rất có hiệu quả. Ở nước ta, cây Dây thìa canh được quy hoạch thành vùng trồng ở Hải Hậu, Nam Định.
Hình ảnh cây Dây thìa canh trồng ở Hải Hậu, Nam Định
Cách chọn giống cây Dây thìa canh:
Về kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Dây thìa canh, khâu chọn giống là rất quan trọng, phải chọn quả chín già, chắc để lấy hạt, thời điểm lấy quả từ tháng 10 – 12 dương lịch.
Quả dây thìa canh lấy giống
Khi thu hoạch hạt, tiến hành phơi trong bóng râm, không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Đựng hạt trong nong, nia để phơi. Hạt phơi khô phải bảo quản kỹ, thời gian bảo quản tốt nhất từ 5 – 6 tháng.
Cách làm luống và gieo cây Dây thìa canh:
Luống gieo phải rộng 1 – 1,2 m, chiều cao luống từ 25 – 30 cm, đất phải làm nhỏ, san phẳng, sạch cỏ dại. Khi gieo, rắc đều hạt trên luống, phủ hạt bằng một lớp đất mịn khoảng 1cm.
Phủ rơm ra lên mặt luống sau đó dùng ô doa để tưới luống cho đất đủ ẩm. Cây giống xuất vườn phải có chiều cao từ 17 – 20 cm, cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, có 13 – 15 lá.
Cách trồng cây Dây thìa canh:
Trồng Cây Dây thìa canh phải chọn vùng đất cao, thoát nước tốt, đất càng mùn và tơi xốp càng tốt cho cây, độ pH từ 5 – 6,5. Khi làm đất phải cày sâu, phơi ải để diệt trừ sâu bệnh hại, luống cao 30 – 35 cm, chiều rộng luống phụ thuộc vào giàn che.
Mô hình vườn trồng dây thìa canh – HTX Dược liệu Hải Hậu ACT
Vật liệu làm giàn leo rất đa dạng. Có thể bằng tre, nứa, luồng, cột kẽm … Các thanh tre, nứa chéo nhau tạo hình chữ A cho khỏe hoặc dùng cột kẽm cắm thẳng, giăm lưới cước để cây leo.
Khi trồng cây, dùng cuốc tạo hố, hố trồng cách vị trí rạch phân bón khoảng 10 cm. trồng 2 hàng/luống, hàng cách hàng 1 m, cây cách cây 30 – 40 cm. Mỗi hố đặt một cây rồi lấp đất quanh bầu, mật độ trồng khoảng 1.100 cây/1sào Bắc bộ.
Ông: Phạm Văn Hùng – Trưởng phòng Nông nghiệp Huyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa
thăm mô hình tròng cây dây thìa canh của HTX Dược liệu Hải Hậu ACT
Cách chăm sóc cây dây thìa canh
Sau khi trồng, dùng rơm rạ phủ kín quanh gốc và toàn mặt luống để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Tưới đẫm nước vào gốc giữ ẩm. Khi cây cao 35 – 40 cm, tiến hành bấm ngọn cho cây ra nhiều nhánh ngay từ gốc.
Trước khi trồng từ 7 – 10 ngày, bót lót bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ kết hợp supe lân với trọng lượng từ 900 – 1.000 kg phân chuồng hoai mục với 15 kg supe lân cho 1 sào.
Từ khi trồng đến khi thu hoạch lần đầu phải bón thúc 3 lần vào 3 giai đoạn: 1 tuần sau khi trồng, sau lần thứ nhất 10 ngày, khi cây leo 2/3 giàn. Ngoài ra sau mỗi lần thu hoạch cũng cần phải bón thúc định kỳ.
Bệnh phổ biến nhất của dây thìa canh là rệp sáp và muội đen nên phải thường xuyên theo dõi sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ.
Thu hoạch cây dây thìa canh
Thu hoạch cây Dây thìa canh
Đối với Cây Dây thìa canh, từ khi trồng đến khi thu hoạch mất khoảng 6 – 8 tháng, trồng 1 lần có thể thu hoạch trên 10 năm. Một năm có thể thu hoạch từ 3 – 4 lần.
Về sản lượng thu hoạch, dây thìa canh cho 1 – 1,2 tạ/sào/lần thu hái.
.
HTX DƯỢC LIỆU HẢI HẬU ACT
CUNG CẤP SỈ, LẺ CÂY GIỐNG DÂY THÌA CANH
Cây giống cây Dây thìa canh, được ươm trồng tại vườn giống HTX Dược liệu Hải Hậu ACT
với nguồn hạt giống F1. Cam kết sẽ mang lại cho quý khách những cây giống tốt, khỏe mạnh, không mang mầm bệnh và hứa hẹn cho năng suất cao.
.
NHẬN ƯU ĐÃI NGAY …………………………………………………………………………….
SỐ LƯỢNG CHỈ CÒN 200 CÂY ………………………………………………………………………………………………………
.
SẢN PHẨM DÂY THÌA CANH:
.